Giới hạn thời gian: 2.0s / Giới hạn bộ nhớ: 256M

Điểm: 2

Câu 1 (2,5 điểm). Đếm bội số
Cho bốn số nguyên l, r, a, b.
Yêu cầu: Đếm số lượng các bội số của a hoặc b có giá trị thuộc đoạn [l, r].
Dữ liệu vào: Cho trong tệp văn bản COUNTDIV.INP có cấu trúc như sau:
- Dòng 1: Ghi bốn số nguyên dương l, r, a, b. Các số ghi cách nhau ít nhất một dấu cách. 
Dữ liệu ra: Ghi ra tệp văn bản COUNTDIV.OUT theo cấu trúc:
- Dòng 1: Ghi kết quả tìm được.  
Ví dụ:
COUNTDIV.INP    
5 13 4  6
COUNTDIV.OUT
3
Ràng buộc: (1 ≤ l, r ≤ 106; 1 ≤ a, b ≤ 104)

Giới hạn thời gian: 2.0s / Giới hạn bộ nhớ: 256M

Điểm: 2

Câu 2 (2,5 điểm). Khoảng cách lớn nhất 
Cho dãy số nguyên dương A gồm n phần tử a1, a2, ..., an. 
Gọi khoảng cách giữa hai phần tử ai và aj là  .
Yêu cầu: Tìm khoảng cách lớn nhất giữa hai phần tử có giá trị bằng nhau trong dãy A.
Dữ liệu vào: Cho trong tệp văn bản MAXDIST.INP có cấu trúc như sau:
- Dòng 1: Ghi số nguyên dương T là số lượng bộ dữ liệu cần thực hiện.
- Tiếp theo mỗi bộ dữ liệu được ghi trên hai dòng, dòng thứ nhất ghi số nguyên dương n, dòng thứ hai ghi n số nguyên dương a1, a2, ..., an. Các số được ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.
Dữ liệu ra: Ghi ra tệp văn bản MAXDIST.OUT theo cấu trúc:
Dữ liệu ghi trên T dòng, mỗi dòng ghi kết quả tìm được tương ứng với mỗi bộ dữ liệu vào. 
Ví dụ:
MAXDIST.INP 
2
6
1 1 2 2 2 1
12
3 2 1 2 1 4 5 8 6 7 4 2
MAXDIST.OUT
5
10

Ràng buộc: (1 ≤ T ≤ 100; 1 ≤ n, ai ≤ 104; 1 ≤ i ≤ n)

Giới hạn thời gian: 2.0s / Giới hạn bộ nhớ: 256M

Điểm: 2

Câu 3 (2,5 điểm). Số chẵn lẻ    
Một số nguyên dương n được gọi là -Số chẵn lẻ- khi và chỉ khi n là số lẻ và tổng giá trị các chữ số của n chia hết cho 2. 
Yêu cầu: Cho số nguyên dương k, hãy xóa đi một số chữ số của k để số còn lại là -Số chẵn lẻ- và có giá trị lớn nhất.
Dữ liệu vào: Cho trong tệp văn bản EVENODD.INP có cấu trúc như sau:
- Dòng 1: Ghi số nguyên dương T là số lượng bộ dữ liệu cần thực hiện.
- T dòng tiếp theo: Mỗi dòng ghi một số nguyên dương k. 
Dữ liệu ra: Ghi ra tệp văn bản EVENODD.OUT theo cấu trúc:
Dữ liệu ghi trên T dòng, mỗi dòng ghi kết quả tìm được tương ứng với mỗi bộ dữ liệu vào (nếu không tìm được cách xóa thỏa mãn thì ghi số 0).
Ví dụ:
EVENODD.INP 
3
3427
28164
86534922
EVENODD.OUT
3427
0
86549

Ràng buộc: (1 ≤ T ≤ 100; 1 ≤ k ≤ 10200)

Giới hạn thời gian: 2.0s / Giới hạn bộ nhớ: 256M

Điểm: 2

Câu 4 (2,5 điểm). Đường hầm
Trên đường quốc lộ, có n xe ô tô đi qua đường hầm một chiều. Các xe ô tô được đánh số từ 1 đến n, mỗi xe đi vào và đi ra đường hầm với tốc độ không đổi. Ở đầu đường hầm và cuối đường hầm đều được gắn camera an ninh. Nhờ các camera an ninh mà cảnh sát giao thông biết được thứ tự các xe ô tô đi vào và ra khỏi đường hầm. 
Quy định giao thông nghiêm cấm các xe vượt nhau trong đường hầm. Nếu một xe i vượt một xe j trong đường hầm thì xe i sẽ bị phạt. Mỗi xe sẽ bị xử phạt một lần khi ra khỏi đường hầm nếu vượt bất kỳ một xe nào khác ở trong đường hầm. Xe i chắc chắn đã vượt xe j nếu xe i vào đường hầm sau xe j và đi ra khỏi đường hầm trước xe j.
Yêu cầu: Cho biết thứ tự đi vào và đi ra khỏi đường hầm của n xe ô tô, hãy đếm số lượng các xe bị phạt.
Dữ liệu vào: Cho trong tệp văn bản TUNNEL.INP có cấu trúc như sau:
- Dòng 1: Ghi số nguyên dương n là số lượng xe đi qua đường hầm.
- Dòng 2: Ghi n số nguyên dương a1, a2, ..., an là thứ tự đi vào của các xe.
- Dòng 3: Ghi n số nguyên dương b1, b2, ..., bn là thứ tự đi ra của các xe. 
Các số được ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.
Dữ liệu ra: Ghi ra tệp văn bản TUNNEL.OUT theo cấu trúc:
Dữ liệu ghi trên T dòng, mỗi dòng ghi kết quả tìm được tương ứng với mỗi bộ dữ liệu vào. 
Ví dụ:
TUNNEL.INP  
5
3 5 2 1 4
4 3 2 5 1
TUNNEL.OUT
2

Ràng buộc: (2 ≤ n ≤ 105; 1 ≤ ai, bi ≤ n; 1 ≤ i ≤ n)